Khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin bại liệt khi đến Philippines
Thông tin về các ca mắc bại liệt tại Philippines trong thời điểm nước này tổ chức SEAGAME 30 khiến người dân lo ngại nguy cơ lây nhiễm cho các vận động viên Việt Nam sang thi đấu và người hâm mộ cổ Việt Nam sang cổ vũ cho các đội tuyển.
Theo PGS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), để phòng bệnh bại liệt tốt nhất cần được chủng ngừa. Với các cầu thủ tham dự SEAGAME 30 không thật lo ngại nhiễm bệnh vì lứa tuổi của các cầu thủ Việt Nam đã được uống vắc xin bại liệt đầy đủ. Vắc xin này được Việt Nam sản xuất từ 1962, cung cấp miễn phí, giúp cho trẻ em Việt Nam được dự phòng đầy đủ từ hàng chục năm qua.
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Seagame 30 với hơn 850 thành viên
Tuy nhiên, để bao vệ tối đa, các vận động viên hay cổ động viên vẫn cần kiểm tra lịch sử tiêm chủng, khẳng định đã được uống/tiêm chủng đầy đủ phòng bại liệt. Người hâm mộ, các cổ động viên nếu có mang theo trẻ nhỏ đến Philipines cần kiểm tra lịch sử tiêm chủng của con và bản thân. Nếu không chắc chắc về việc uống, tiêm đầy đủ vắc xin bại liệt cần đến cơ sở y tế/trạm y tế xã phường/các điểm tiêm chủng đế được tư vấn về việc chủng ngừa. Vắc xin bại liệt được cung cấp miễn phí cho trẻ nhỏ trong chương trình tiêm chủng mở rộng, theo lịch tiêm chủng thường xuyên tại trạm y tế xã, phường. Với người lớn có vắc xin bại liệt tiêm (dịch vụ).
Trong nước đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2.000, hơn 20 năm Việt Nam không ghi nhận các ca bệnh bại liệt do vi rút hoang dại. Tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ bệnh bại liệt từ bên ngoài xâm nhập do đó, trong nước vẫn duy trì việc uống, tiêm phòng vắc xin bại liệt cho trẻ em. Bại liệt là bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá, có thể lan truyền thành dịch.
Trước nguy cơ xâm nhập vi rút bại liệt vào Việt Nam, để chủ động phòng bệnh bại liệt cần tạo miễn dịch phòng bệnh cho từng cá nhân cũng như đạt tỷ lệ bao phủ cao để bảo vệ chung cho cả cộng động, việc tiêm chủng đủ mũi vắc xin bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi theo lịch của Chương trình TCMR là cần thiết, cụ thể:
-Uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV lúc 2,3,4 tháng tuổi
-Tiêm 1 liều vắc xin bại liệt bất hoạt IPV lúc 5 tháng tuổi.
Nếu trẻ dưới 1 tuổi tiêm 3 mũi vắc xin bại liệt thì có thể không bắt buộc phải uống vắc xin bOPV. Nếu trẻ chưa tiêm chủng đủ mũi bại liệt thì cần tiêm/uống càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, tại các vùng nguy cơ cao trẻ em cũng cần uống bổ sung vắc xin bại liệt bOPV trong các chiến dịch tiêm chủng bổ sung.
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh bại liệt chủ động và hiệu quá nhất.
Dự án TCMR