Văn bản pháp quy
Ngày 14/06/2019, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2470/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
Quyết định này có Hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ quyết định 2301/QĐ-BYT ngày 12/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
Thông tư 24/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, ban hành ngày 18/9/2018 quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin, bao gồm các nội dung:
- Quy định việc thành lập hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu thành viên của Hội đồng cấp Bộ
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu thành viên của Hội đồng cấp tỉnh
- Quy định về hoạt động của Hội đồng và thường trực Hội đồng các cấp
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2018.
Thông tư số 21/2011/TT-BYT ngày 07/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá tai biên trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế hết hiệu lực từ ngày
(Thông tư tại file đính kèm)
Thông tư 34/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, ban hành ngày 16/11/2018 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, bao gồm các nội dung chính:
- Quy định về cấp phát, tiếp nhận vắc xin
- Bảo quản vắc xin và dung môi trong thiết bị dây chuyền lạnh
- Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng
- Vận chuyển vắc xin
- Bảo dưỡng thiết bị dây chuyền lạnh, giám sát việc bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh
- Quản lý đối tượng
- Bố trí, sắp xếp tại điểm tiêm chủng cố định và điểm tiêm chủng lưu động
- Khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng
- Thực hiện tiêm chủng
- Theo dõi sau tiêm chủng
- Tổ chức chiến dịch tiêm chủng và tiêm chủng tại nhà
- Phát hiện, xử trí và báo cáo tai biến nặng sau tiêm chủng
- Điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng
- Đánh giá nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng
- Chế độ báo cáo
- Hình thức, nội dung báo cáo
- Quy trình và thời gian báo cáo định kỳ
- Quy trình và thời gian báo cáo đột xuất
- Quy trình và thời gian báo cáo hàng ngày
- Quản lý hồ sơ
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019
Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc sử dụng vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành
(Thông tư tại file kèm theo)
Thông tư 26/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, ban hành ngày 21/3/2018
Thông tư 26/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, ban hành ngày 21/3/2018 quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016-2020, bao gồm các nội dung chính:
- Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình
- Lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước
- Nội dung và mức chi chung của Chương trình
- Nội dung và mức chi đặc thù của các Dự án
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 5 năm 2018.
Thông tư liên tịch số 113/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 15/8/2013; Thông tư liên tịch số 67/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 21/5/2013; Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 08/10/2012; Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 20/02/2013; Thông tư liên tịch số 117/2015/TTLT-BTC-BYT ngày 11/8/2015 của Bộ Tài chính, Bộ Y tế hết hiệu lực thi hành kề từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
(chi tiết tại file kèm theo)
Thông tư 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm Y tế bắt buộc.
Thông tư Quy định:
- Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin bắt buộc trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng bao gồm: Viêm gan B, Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Bệnh do Heamophilus Inffluenzae týp B, Sởi, Viêm não Nhật Bản, Rubella.
- Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
- Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp.
Ngoài ra, việc xác định phạm vi và đối tượng sử dụng vắc xin do Sở Y tế xem xét, quyết định hoặc chỉ đạo của Bộ Y tế trên cở sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Ngày 9/8/2016, Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long đã ký Quyết định số 4295/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh bại liệt do vi rút bại liệt týp 2.
Mục tiêu của kế hoạch nhằm đáp ứng chống dịch kịp thời, xác định ca bệnh bại liệt do vi rút bại liệt týp 2 nhằm bảo vệ thành quả thanh toán bệnh Bại liệt đã đạt được từ năm 2000.
(Chi tiết xem văn bản kèm theo)
Ngày 01/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định Chính phủ số 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng.
Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 đã tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ cho việc quản lý hoạt động tiêm chủng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, huy động nguồn lực cho công tác tiêm chủng. Để giúp cán bộ quản lý và các cán bộ tham gia công tác tiêm chủng hiểu rõ các quy định tại Nghị định này, ngày 30/8/2016, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo phổ biến Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Thành phần tham dự hội thảo là các Lãnh đạo và chuyên viên Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng của 28 tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc.
(Chi tiết xem văn bản đính kèm)
Ngày 4/6/2016 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2144/QĐ-BYT về việc phê duyệt lịch tiêm chủng vắc xin Bại liệt tiêm (IPV) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Theo đó, vắc xin Bại liệt tiêm sẽ được tiêm chủng cho trẻ 5 tháng tuổi trong Chương trình TCMR.
(Chi tiết tại công văn đính kèm )
Vắc xin sởi-rubella được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi và rubella ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.
Theo hướng dẫn của một số nhà sản xuất vắc xin sởi – rubella có thể tiêm cho trẻ từ 1 tuổi (12 tháng tuổi) trở lên. Như vậy trẻ nhỏ từ 9 tháng đến 12 tháng cần được tiêm 1 mũi vắc xin sởi đơn để sớm chủ động phòng bệnh sởi trước khi tiêm vắc xin sởi – rubella.
Vắc xin sởi – rubella được khuyến cáo tiêm cho thanh thiếu niên và người lớn (nếu chưa được tiêm chủng vắc xin này trước đó), đặc biệt là các chị /em nữ trong độ tuổi sinh đẻ để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh do bà mẹ nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai. Các chị em cần chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh Rubella trước khi mang thai ít nhất 1 tháng để đảm bảo an toàn. Mặc dù y văn cũng chưa ghi nhận ảnh hưởng của việc tiêm văc xin Rubella trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngày 6/5/2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1637/QĐ-BYT về việc phê duyệt lịch tiêm chủng vắc xin sởi-rubella (MR) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Theo đó, mũi vắc xin sởi-rubella sẽ được tiêm chủng khi trẻ đủ 18 tháng tuổi thay thế mũi vắc xin sởi nhắc lại trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
(Chi tiết tại văn bản đính kèm )
Ngày 15 tháng 7 năm 2016, Bộ Tài chính đã có công văn số 9795/BTC-HCSN về việc quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2012-2015 và kinh phí đã tạm ứng cho các CTMT năm 2016.
Theo đó, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đối với kinh phí sự nghiệp các CTMTQG giai đoạn 2012-2015 và kinh phí đã tạm ứng cho các CTMT năm 2016 như sau: Nội dung, mức chi và cơ chế quản lý tài chính tiếp tục được thực hiện theo quy định tại các Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí CTMTQG của giai đoạn 2012-2015, Thông tư hướng dẫn thực hiện các Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt các dự án, Chương trình và các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành có liên quan.
(Chi tiết tại công văn đính kèm)